Việt Nam định hướng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay, ngành du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh và có bước tiến lớn trên bản đồ du lịch thế giới với hàng trăm danh lam thắng cảnh lọt top xếp hạng thế giới.
Kéo theo là sự bùng nổ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, trong đó có kinh doanh dịch vụ khách sạn. Không thể phủ nhận rằng đây là một ngành kinh doanh đầy hấp dẫn với nhiều chủ đầu tư, doanh nhân trên khắp mọi miền. Tuy nhiên, chính vì lẽ đó mà độ cạnh tranh trong ngành này ngày càng trở nên khốc liệt. Vậy làm thế nào để dịch vụ của bạn vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và kinh doanh khách sạn thành công?
Trong bài chia sẻ dưới đây, thương hiệu Vạn An Group sẽ thông tin đến quý bạn đọc tất cả những điều cần biết để kinh doanh khách sạn thành công.
Dịch vụ khách sạn ngày càng chú trọng về thẩm mỹ và tiện ích
Kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ tiện ích bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để mang về doanh thu và lợi nhuận.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mở khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó mà nhà đầu tư, chủ sở hữu cần phải hoàn thiện các thủ tục hành chính để đưa khách sạn vào hoạt động. Cùng tìm hiểu chi tiết những thủ tục này: Thủ tục để đưa khách sạn vào hoạt động
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN
1> Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của địa phương
Khách hàng chủ yếu của khách sạn thường là khách du lịch. Do đó, ở đâu có nhiều tài nguyên du lịch thì ở đó hoạt động kinh doanh khách sạn thường rất phát triển và sôi động.
2> Mang tính thời vụ
Như đã nói ở trên, hoạt động kinh doanh khách sạn gắn chặt với hoạt động du lịch tại khu vực, mà hoạt động du lịch lại mang tính thời vụ. Do đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn cũng mang tính thời vụ và thường được chia làm 2 mùa là: cao điểm và thấp điểm. Nhìn chung, mùa cao điểm thường trùng với mùa du lịch.
Từ 2 đặc điểm rất cốt lõi của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch. Và thương hiệu Vạn An Group là nhà thầu chuyên thiết kế thi công khách sạn chuyên nghiệp trên toàn quốc, chúng tôi nghiên cứu thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam và tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư, chủ khách sạn. Chúng tôi nghiệm rất rõ tại Việt Nam những khu vực là “đất vàng” trong kinh doanh khách sạn là đảo ngọc Phú Quốc, Đà Lạt, Nha Trang và Đà Nẵng. Bởi vì, những khu vực trên tài nguyên du lịch rất phát triển và điều tuyệt vời là kinh doanh được 4 mùa. Nhà đầu tư muốn kinh doanh dịch vụ khách sạn cần nhiều thông tin chi tiết hơn thì có thể liên hệ với Vạn An Group để cùng cà phê chia sẻ.
3> Đòi hỏi lượng vốn đầu tư tương đối lớn
Chi phí thuê, mua đất; Chi phí xây dựng khách sạn; Chi phí đầu tư trang thiết bị, tiện nghi của khách sạn; Chi phí hoạt động khách sạn là những khoản đầu tư cần phải dự trù, tính toán khi kinh doanh khách sạn. Tùy thuộc vào chi phí thuê mua đất và quy mô khách sạn của nhà đầu tư mà mức đầu tư khác nhau.
Vạn An Group thương hiệu thiết kế và thi công khách sạn chuyên nghiệp
II. CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH KHÁCH SẠN
Dưới đây, chuyên mục tư vấn xây dựng của Vạn An Group xin chia sẻ về các loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến tại Việt Nam:
1> Khách sạn thương mại (Commercial hotel): Chủ yếu phục vụ cho nhóm khách hàng là cán bộ, doanh nhân đi công tác, lưu trú tại địa phương.
2> Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel): Chủ yếu phục vụ cho nhóm khách hàng có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch. Loại hình khách sạn này thường được xây dựng ở những địa điểm có tài nguyên thiên nhiên như: biển, rừng, núi…
3> Khách sạn sân bay (Airport hotel): Thường được xây dựng gần sân bay, chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng là phi công, tiếp viên hàng không hoặc hành khách quá cảnh chờ chuyến bay với thời gian lưu trú ngắn.
4> Khách sạn sòng bạc (Casino hotel): Hướng đến đối tượng khách hàng có nhu cầu vui chơi, giải trí, … Loại hình khách sạn này thường được đầu tư quy mô rất lớn với nội thất cao cấp và trang thiết bị hiện đại.
5> Khách sạn bình dân (Hostel): Thường được đặt gần các địa điểm như bến xe, nhà ga, … phục vụ đối tượng khách hàng chủ yếu là dân du lịch phượt và những người có nhu cầu nghỉ qua đêm.
6> Nhà nghỉ ven đường (Motel): Thường phục vụ đối tượng khách hàng muốn dừng chân lưu trú qua đêm như: tài xế ô tô, mô tô…
Quý bạn đọc cùng xem thêm:
>> Thủ tục xin cấp phép xây dựng khách sạn mới nhất
>> Thủ tục xin cấp phép cải tạo sửa chữa khách sạn năm 2022
7> Khách sạn nổi (Floating Hotel): Thường được xây dựng trên những tàu cỡ lớn, du thuyền, siêu du thuyền (thay vì trên đất liền). Loại hình kinh doanh khách sạn này thường không cố định một chỗ mà có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc di chuyển qua lại giữa các quốc gia.
8> Khách sạn căn hộ (Codotel/ Apartment Hotel): Là dạng căn hộ gồm đầy đủ các phòng chức năng như: phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp,… và được cho thuê, kinh doanh như khách sạn. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại hình này là: nhóm bạn bè, gia đình hoặc khách hàng có nhu cầu lưu trú dài hạn.