Ngày đăng: 14/05/2024
Các doanh nghiệp xây dựng luôn tìm kiếm các giải pháp để theo dõi tiến độ, tối ưu việc quản lý dự án của mình một cách hiệu quả. Do đó, việc sử dụng bảng tiến độ thi công xây dựng trong mỗi dự án là cực kỳ cần thiết. Trong bài viết này, Vạn An Group sẽ cùng các bạn độc giả đi tìm hiểu nội dung về quy trình lập bảng và file download mẫu bảng tiến độ thi công xây dựng.
Bảng tiến độ thi công là gì?
Bảng tiến độ thi công là văn bản hoặc sơ đồ thể hiện chi tiết các bước thực hiện dự án xây dựng, bao gồm thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cho từng công việc và hạng mục.
Ngoài ra, bảng tiến độ thi công còn là văn bản pháp lý giữa nhà thầu thi công và chủ đầu tư, cũng như giữa nhà thầu chính và thầu phụ, thực hiện về những cam kết gồm các phương án xử lý rủi ro, các biện pháp dự phòng/dự trù khối lượng & hạng mục, yêu cầu nghiệm thu trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Lợi ích của việc sử dụng bảng tiến độ thi công xây dựng
Khi sử dụng bảng tiến độ thi công xây dựng, doanh nghiệp sẽ nhận được một số lợi ích nổi bật như sau:
- Bảng tiến độ thi công xây dựng giúp cho các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu và kiến trúc sư có cái nhìn tổng quan về tiến độ thực hiện dự án.
- Giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý tiến độ, quản lý tài nguyên ( nhân công, vật liệu và thiết bị, công cụ phần mềm, chi phí,..)
- Là tiêu chuẩn, thước đo dùng để thẩm định, đánh giá chất lượng và nghiệm thu công trình xây dựng
- ……
Download mẫu bảng tiến độ thi công xây dựng file Excel
Dưới đây link Download mẫu bảng tiến độ thi công chi tiết mà bạn có thể ứng dụng trong việc quản lý dự án của doanh nghiệp mình, bạn có thể tham khảo.
Tải ngay: Mẫu bảng tiến độ thi công Excel
Ngoài ra, bạn có thể tải các mẫu bảng tiến độ thi công chi tiết sau:
Mẫu bảng tiến độ thi công Excel kiểm soát quá trình thi công. Tải về tại đây
Mẫu bảng tiến độ thi công Excel kiểm tra tiến độ vật tư. Tải về tại đây
Mẫu bảng tiến độ thi công Excel kiểm soát thi công thi công hàng ngày. Tải về tại đây
Mẫu bảng tiến độ thi công Excel kiểm soát tiến độ thi công hàng tuần. Download file tiến độ thi công bằng excel tại đây.
Mẫu bảng tiến độ thi công đường giao thông
Download mẫu bảng tiến độ thi công đường giao thông bằng Excel TẠI ĐÂY
Hướng dẫn bạn đọc tải về và chỉnh sửa file bảng tiến độ thi công
Để tải và chỉnh sửa file bảng tiến độ thi công, bạn đọc cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Trong giao diện, mẫu bảng tiến độ thi công xây dựng, bạn hãy click vào “TỆP”.
Bước 2: Tiếp đó, bạn ấn vào “TẢI XUỐNG”, và chọn vào theo như hình ảnh hướng dẫn nhé. Chúc các bạn thành công!.
Tại sao các doanh nghiệp nên lập bảng tiến độ thi công bằng Excel
Excel là một phần mềm bảng tính được phát triển bởi Microsoft. Đây là một trong những công cụ được sử dụng nhiều trong tác vụ văn phòng. Việc lập bảng tiến độ thi công công việc bằng Excel mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, như:
- Giúp tiết kiệm chi phí mua phần mềm mới: Sử dụng Excel không tốn kém nhiều chi phí vì đây là phần mềm phổ biến và thường có sẵn trong bộ Office mà nhiều doanh nghiệp đã sở hữu.
- Giảm chi phí đào tạo và thuê nhân công: Excel có giao diện thân thiện và dễ sử dụng, không đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng chuyên môn cao.
- Dễ dàng thêm, bớt/sửa đổi các hạng mục công việc: Excel cho phép tạo và chỉnh sửa bảng tiến độ thi công xây dựng theo nhu cầu cụ thể của từng dự án.
- Phân tích tiến độ và hiệu suất công việc hiệu quả: Với các công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ, Excel giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, phân tích tiến độ và hiệu suất công việc, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác.
- Tích hợp với các công cụ khác: Excel có thể dễ dàng tích hợp và trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý dự án, giúp tăng hiệu quả quản lý.
- Biểu đồ và báo cáo: Excel hỗ trợ việc tạo biểu đồ và báo cáo trực quan, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ công việc và trình bày thông tin một cách sinh động và dễ hiểu.
6 Quy trình lập bảng tiến độ thi công xây dựng
Quy trình lập bảng tiến độ thi công xây dựng có thể khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và quy mô của dự án. Tuy nhiên, nhìn chung, quy trình lập bảng tiến độ thi công thường bao gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định công việc
Xác định danh sách các công việc cần thực hiện là bước đầu tiên trong việc lập bảng tiến độ thi công xây dựng. Sau khi đã xác định được các công việc cần làm thì bạn nên phân chia các công việc rõ ràng và có thứ tự logic/hợp lý.
Bước 2: Ước lượng thời gian
Ước lượng thời gian bắt đầu và dự kiến hoàn thành của mỗi công việc. Điều này đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của nhà thầu xây dựng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ước lượng thời gian bằng việc sử dụng các phần mềm dự toán như G8, phần mềm dự toán Eta, phần mềm dự toán Delta,…
Bước 3: Tính toán tổng chi phí cho dự án
Để thực hiện bất kỳ một dự án hay công trình nào thì đều cũng cần các nguồn chi phí khác nhau từ nguồn lực đến tài chính. Về cơ bản, mỗi một dự án hay công trình sẽ bao gồm các loại chi phí như sau:
- Nguồn nhân công
- Ngân sách tối đa để triển khai dự án là bao nhiêu
- Chi phí tài sản cố định
- Số lượng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, trang thiết bị cần sử dụng
- Thời gian tiến hành và kết thúc.
- ….
Bước 4: Xây dựng bảng tiến độ
Sau khi hoàn thành ở các bước trên, ta sẽ tiến hành xây dựng bảng tiến độ thi công. Bảng tiến độ thi công sẽ bao gồm các nội dung thứ tự công việc cần làm, thời gian triển khai này thể hiện thời gian bắt đầu, kết thúc và tiến độ hoàn thành của mỗi công việc.
Bước 5: Cập nhật tiến độ
Ở bước này bạn cần theo dõi và cập nhật tiến độ thi công theo thực tế diễn ra. Thông tin về thời gian thực hiện và tiến độ hoàn thành được ghi lại và cập nhật vào bảng tiến độ.
Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh
Đánh giá tiến độ thi công hiện tại và so sánh với kế hoạch ban đầu. Nếu có chênh lệch, bạn hãy đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng được duy trì và hoàn thành dự án thành công.
Khi lập bảng tiến độ thi công cần lưu ý những gì?
Khi lập bảng tiến độ thi công, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Bạn cần phân chia chi tiết các công việc cụ thể trong dự án và xác định rõ thời gian bắt đầu – kết thúc của từng công việc.
- Thời gian phân bổ cho mỗi công việc phải hợp lý và khả thi, phù hợp với các giai đoạn của dự án.
- Trong quá trình lập bảng tiến độ thi công, bạn cần đưa ra các đánh giá về từng nhiệm vụ và từng giai đoạn của dự án để phục vụ cho việc báo cáo kết quả sau này.
- Cần xác định rõ ràng nguồn nhân lực cần thiết cho từng công việc, bao gồm nhân lực, vật liệu, thiết bị và tài chính.
- Xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến tiến độ và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời. Điều này giúp giảm thiểu sự gián đạn và tăng tính linh hoạt trong quản lý dự án.
- Nên cập nhật bảng tiến độ thi công thường xuyên để phản ánh đúng tình hình thực tế của dự án.
TOP 9+ Phần mềm lập bảng tiến độ thi công phổ biến
Ngoài việc, lập file tiến độ thi công bằng Excel mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Các doanh nghiệp có thể lập bảng tiến độ thi công bằng những công cụ sau:
1. Gantt Chart
Gantt Chart là công cụ trực quan hóa giúp theo dõi tiến độ công việc theo thời gian. Mỗi công việc được biểu diễn bằng một thanh ngang trên biểu đồ, cho thấy thời gian bắt đầu và kết thúc.
Ưu điểm: Dễ hiểu, trực quan, giúp quản lý theo dõi và điều chỉnh tiến độ kịp thời.
2. PERT (Program Evaluation and Review Technique)
PERT tập trung vào việc xác định và phân tích các nhiệm vụ cần hoàn thành để hoàn tất dự án. Các nhiệm vụ này được biểu diễn dưới dạng các nút và các đường kết nối, tạo thành một sơ đồ mạng.
Ưu điểm: Giúp xác định thời gian tối ưu để hoàn thành dự án và các công việc quan trọng có thể ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể.
3. CPM (Critical Path Method)
CPM là một kỹ thuật quản lý dự án nhằm xác định các công việc quan trọng (đường găng) ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hoàn thành dự án. Các công việc này được xếp vào một chuỗi liên tục từ đầu đến cuối dự án.
Ưu điểm: Giúp nhận diện các công việc quan trọng cần được ưu tiên và quản lý thời gian hiệu quả.
4. Kanban
Kanban là một phương pháp quản lý trực quan xuất phát từ hệ thống sản xuất Toyota, giúp điều phối công việc theo thời gian thực bằng cách sử dụng các thẻ (card) để biểu diễn các công việc trên bảng Kanban.
Ưu điểm: Linh hoạt, dễ dàng thích ứng với các thay đổi và cải thiện năng suất thông qua việc giảm thiểu lãng phí.
5. Agile/Scrum
Agile/Scrum tập trung vào việc phát triển dự án theo từng giai đoạn ngắn gọi là sprint. Mỗi sprint thường kéo dài từ 2-4 tuần và có mục tiêu cụ thể.
Ưu điểm: Thích hợp cho các dự án yêu cầu linh hoạt cao, dễ dàng điều chỉnh và cải thiện liên tục dựa trên phản hồi thực tế.
6. Lean Construction
Lean Construction tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình xây dựng bằng cách loại bỏ lãng phí, nâng cao giá trị và cải thiện năng suất.
Ưu điểm: Hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời nâng cao chất lượng công trình.
7. LOB
Ưu điểm: Dành cho những dự án có tính lặp lại, như: Sản xuất dây chuyền hoặc xây dựng toàn nhà cao tầng tương tự nhau,..
8. Critical Path method
Là một kỹ thuật quản lý dự án được sử dụng rộng rãi đê lập kế hoạch, điều phối và quản lý các công việc trong một dự án.
Ưu điểm: Giúp xác định được các công việc quan trọng, lập kế hoạch chi tiết, quản lý thời gian hiệu quả, từ đó giúp điều chỉnh kịp thời các vấn đề tiềm ẩn xảy ra trong từng dự án.
9. Lập file tiến độ thi công bằng Project
Microsoft Project là một ứng dụng quản lý dự án do Microsoft phát triển và cung cấp. Các tệp tiến độ thi công tạo bằng Microsoft Project được thiết kế để hỗ trợ các nhà quản lý dự án trong việc phát triển kế hoạch, phân bổ nguồn lực, theo dõi tiến độ, quản lý tài chính và phân tích khối lượng công việc.
{Tham khảo} Các mẫu bảng tiến độ thi công chi tiết
Ngoài những nội dung được chia sẻ ở trên, bạn có thể tham khảo các mẫu bảng tiến độ thi công chi tiết khác cho dự án xây dựng:
File tiến độ thi công nhà phố
Bảng tiến độ thi công nhà dân dụng
Bảng tiến độ thi công nhà cao tầng mới nhất
Bảng tiến độ thi công nội thất
File tiến độ thi công nhà xưởng
Các mẫu bảng tiến độ thi công xây dựng được giới thiệu trong bài viết này có thể giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc theo dõi dự án công việc một cách tốt nhất. Chúng tôi hy vọng rằng với những nội dung trên được chia sẻ bởi Vạn An Group sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn. Chúng tôi cảm ơn Quý độc giả đã dành thời gian xem hết nội dung bài viết, chúc bạn một ngày mới vui vẻ.
Xem thêm:
Kinh nghiệm: 13 năm
ThS. KTS Phương Hữu Thơ là một kiến trúc sư được tôi luyện qua nhiều dự án lớn về thiết kế thi công khách sạn. Hiện tại anh là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc của Vạn An Group. Tận tâm, nhiệt huyết, uy tín và tài năng là những giá trị anh lan toả đến với Cán bộ công nhân viên cũng như khách hàng.