Ngày đăng: 19/09/2024

Trong quá trình thi công xây dựng, việc đảm bảo tính chính xác và chi tiết của bản vẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng và tiến độ thi công. Trong đó, shop drawing đóng vai trò quan trọng, giúp thực hiện hóa bản vẽ thiết kế thành những bước triển khai cụ thể trên công trường. Vậy shop drawing là gì, vai trò của nó ra sao và quy trình thực hiện như thế nào? Hãy cùng Vạn An Group tìm hiểu trong bài viết này. 

Shop drawing là gì?
Shop drawing là gì?

Shop drawing là gì?

Shop Drawing là loại bản vẽ kỹ thuật chi tiết, được phát triển dựa trên bản vẽ thiết kế kỹ thuật cùng với các yêu cầu kỹ thuật (Spec) do chủ đầu tư cung cấp. Sau khi nhận được các tài liệu này, nhà thầu sẽ lập bản vẽ shop drawing cho từng hạng mục thi công của mình và trình lên chủ đầu tư để phê duyệt trước khi triển khai.

Trong bản vẽ shop drawing thường bao gồm kích thước chính xác, phương pháp lắp đặt, vật liệu và các yêu cầu kỹ thuật cần thiết để triển khai đúng các hạng mục công trình.

Một số loại bản vẽ shop drawing phổ biến như:

  • Shopdrawing thép
  • Shopdrawing hạng mục ốp lát
  • Shopdrawing hạng mục trần vách thạch cao
  • Shopdrawing đào đất
  • Shopdrawing hạng mục điện chiếu sáng trong nhà
  • ……..

Vai trò của Shop Drawing trong xây dựng

Các bản vẽ thiết kế thường không thể hiện chi tiết được hết những thông tin cần thiết về kết cầu cũng như chi tiết công trình, lúc này chúng ta cần bản vẽ shop drawing để thể hiện cụ thể hóa các bước thực hiện thi công. Vì vậy, trong xây dựng shop drawing đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Shopdrawing có vai trò cụ thể hóa các bước thực hiện thi công dự án
Shopdrawing có vai trò cụ thể hóa các bước thực hiện thi công dự án

Bản vẽ shop drawing được triển khai từ bản vẽ mời thầu và bản vẽ cơ sở, nhưng với mức độ chi tiết cao hơn. Nhờ có shop drawing, các kỹ sư có thể nắm bắt đầy đủ thông tin về kết cấu công trình mà không cần phải tổng hợp từ nhiều bản vẽ khác nhau. Từ đó, giúp tối ưu hóa công trình, giảm thiểu sai sót và đảm bảo tiến độ thi công. 

Hơn nữa, shop drawing còn đóng vai trò là nền tảng pháp lý và kỹ thuật trong hợp đồng thi công. Đây chính tài liệu quan trọng là cơ sở để thi công, kiểm tra nghiệm thu và triển khai bản vẽ hoàn công. 

Bản vẽ Shop Drawing gồm những hạng mục nào?

Bản vẽ shop drawing thường bao gồm các hạng mục chính sau:

  • Bản vẽ kết cấu: Cung cấp thông tin về cấu trúc của công trình, bao gồm các thành phần bê tông, thép, dầm, sàn,..
  • Bản vẽ kiến trúc: Gồm các chi tiết về phần hoàn thiện công trình như cửa, vách ngăn, sơn..
  • Bản vẽ cơ điện (MEP): Tập trung vào các hệ thống cơ điện như điện, nước, hệ thống điều hòa, thông gió,..

Bản vẽ kết cấu nhà xưởng
Bản vẽ kết cấu nhà xưởng

Quy trình vẽ bản vẽ Shop Drawing

Quy trình vẽ bản vẽ Shop Drawing
Quy trình vẽ bản vẽ Shop Drawing

Quá trình triển khai Shop Drawing bao gồm nhiều bước, từ việc lấy dữ liệu từ bản vẽ thiết kế ban đầu cho đến việc hoàn thiện và phê duyệt bản vẽ. Dưới đây là quy trình chi tiết:

Bước 1: Thu thập thông tin từ bản vẽ thiết kế

Đầu tiên, các kỹ sư sẽ lấy thông tin từ bản vẽ thiết kế ban đầu, như kích thước, vật liệu, yêu cầu kỹ thuật. Đây là nền tảng để triển khai Shop Drawing.

Bước 2: Thực hiện bản vẽ chi tiết

Dựa trên các thông tin từ bản vẽ thiết kế, các chi tiết nhỏ hơn như liên kết giữa các phần tử, cách lắp ráp, vật liệu cụ thể sẽ được thêm vào bản vẽ Shop Drawing.

Bước 3: Phối hợp và duyệt bản vẽ

Sau khi hoàn thành, bản vẽ Shop Drawing sẽ được gửi tới kiến trúc sư, kỹ sư để kiểm tra và duyệt. Nếu cần thiết, các thay đổi sẽ được đề xuất và điều chỉnh.

Bước 4: Điều chỉnh và hoàn thiện

Sau khi có các phản hồi, bản vẽ sẽ được điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi và tuân thủ yêu cầu kỹ thuật. Sau đó, bản vẽ cuối cùng sẽ được trình lên chủ đầu tư và cơ quan thẩm quyền phê duyệt để sử dụng trong quá trình thi công.

Yêu cầu của kỹ sư khi thực hiện bản vẽ shop drawing 

Khi triển khai bản vẽ shop drawing các kỹ sư cần phải đáp ứng một số yêu cầu dưới đây:

Sử dụng thành thạo phần mềm Autocad

Sử dụng thành thạo Autocad là yêu cầu quan trọng đối với kỹ sư khi thực hiện bản vẽ shop drawing. Autocad giúp việc lập bản vẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt khi phải xử lý số lượng lớn công việc và các bản vẽ phức tạp. Do đó, kỹ năng sử dụng Autocad là không thể thiếu đối với bất kỳ ai tham gia vào quá trình triển khai shop drawing.

Có kinh nghiệm làm thực tế

Kỹ sư shop drawing cần có kinh nghiệm thực tế tại công trình để hoàn thành bản vẽ nhanh chóng và chính xác, tránh sai sót do thiếu hiểu biết về thi công thực tiễn.

Kỹ sư shop drawing cần có kinh nghiệm làm việc thực tế
Kỹ sư shop drawing cần có kinh nghiệm làm việc thực tế

Tuân thủ bản vẽ kỹ thuật

Kỹ sư shop drawing phải tuân thủ chặt chẽ các quy định trong bản vẽ kỹ thuật, đảm bảo tính chính xác về khối lượng và kích thước vật tư, tránh việc tùy tiện thay đổi gây sai lệch thông tin.

Bám sát bản vẽ cơ sở

Khi lập shop drawing trên Autocad phải bám sát bản vẽ cơ sở, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ hạng mục nào trước khi chuyển sang bản vẽ thi công.

Có kỹ năng trình bày bản vẽ

Bản vẽ phải được trình bày rõ ràng, chi tiết, thì việc thi công dự án mới đúng theo bản vẽ thiết kế ban đầu. 

Những lưu ý khi thực hiện bản vẽ shop drawing

Để đảm bảo chất lượng và tính khả thi của Shop Drawing, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan: Bản vẽ cần được sự thông qua của kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu trước khi tiến hành thi công để tránh xung đột trong quá trình triển khai.
  • Đảm bảo cập nhật liên tục: Trong quá trình thi công, có thể xuất hiện những thay đổi cần thiết, và bản vẽ Shop Drawing cần được cập nhật để phản ánh chính xác những điều chỉnh này.

Công việc của kỹ sư shopdrawing là gì? 

Công việc của kỹ sư shopdrawing bao gồm:

– Triển khai và giám sát bản vẽ shop drawing trong quá trình gia công.

– Tính toán khối lượng và kiểm tra, nghiệm thu công việc với nhà thầu phụ.

– Lập biện pháp thi công và giám sát các tổ đội công nhân.

– Tổ chức nghiệm thu nội bộ và tính khối lượng thanh toán hàng tháng với nhà thầu chính.

– Phối hợp thực hiện hồ sơ nghiệm thu và hoàn công.

– Báo cáo công việc định kỳ và theo yêu cầu.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp trên.

Như vậy, shop drawing là bản vẽ không thể thiếu trong bất kỳ dự án xây dựng nào, từ công trình nhỏ đến những dự án quy mô lớn. Nhờ vào bản vẽ này, các chi tiết thi công được đảm bảo chính xác, giảm thiểu sai sót và giúp tiến độ dự án diễn ra đúng kế hoạch. 

Vạn An Group vừa chia sẻ đến bạn nội dung về shop drawing là gì, vai trò, quy trình vẽ bản vẽ shopdrawing cũng như một số thông tin về công việc, yêu cầu và lưu ý dành cho kỹ sư thực hiện loại bản vẽ này. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi hết nội dung bài viết, chúng tôi hy vọng nội dung trong bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. 

Xem thêm: Blueprint là gì? Tìm hiểu về đặc trưng và quy trình lập Blueprint

Bạn đánh giá hữu ích cho bài viết này nhé!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiều bầu: 1

Chúng tôi rất tiếc nếu bài viết chưa thật sự hữu ích cho bạn!

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Hãy cho chúng tôi biết làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện bài viết này?

ThS. KTS. Phương Hữu Thơ
Phó Tổng Giám Đốc at Vạn An Group | 0968 675 102 | Website

Kinh nghiệm: 13 năm
ThS. KTS Phương Hữu Thơ là một kiến trúc sư được tôi luyện qua nhiều dự án lớn về thiết kế thi công khách sạn. Hiện tại anh là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc của Vạn An Group. Tận tâm, nhiệt huyết, uy tín và tài năng là những giá trị anh lan toả đến với Cán bộ công nhân viên cũng như khách hàng.