Ngày đăng: 14/12/2024

Mặt bằng bếp nhà hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả công việc, an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Một mặt bằng bếp được thiết kế hợp lý không chỉ giúp tối ưu hóa không gian mà còn tạo ra sự tiện lợi trong quá trình vận hành. Trong bài viết này, Vạn An Group sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng, những kiểu bố trí phổ biến và lợi ích của một thiết kế bếp khoa học.

Cách bố trí mặt bằng bếp nhà hàng tối ưu hóa công năng
Cách bố trí mặt bằng bếp nhà hàng tối ưu hóa công năng

Nguyên tắc mặt bằng thiết kế bếp nhà hàng

Khi thiết kế mặt bằng không gian bếp cho nhà hàng, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Khu vực bếp nấu nên chiếm từ 30% đến 40% tổng không gian, trong khi phần còn lại (60% đến 70%) dành cho các khu vực khác.
  • Phân chia khu vực một cách hợp lý để đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình làm việc và đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Lựa chọn mô hình thiết kế bếp phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng của nhà hàng.
  • Đảm bảo vệ sinh và giữ cho khu bếp luôn sạch sẽ, đặc biệt là ở các khu vực quan trọng.

Các yếu tố khi thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng

Khi thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng, có một số yếu tố quan trọng cần được xem xét để đảm bảo sự hiệu quả trong công việc và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh, cụ thể:

  • Diện tích và không gian: Xác định diện tích tổng thể của bếp và các khu vực liên quan. Diện tích bếp phải đủ lớn để bố trí các khu vực công năng mà không gây cảm giác chật chội.
  • Các khu vực công năng: Các khu vực công năng cần được thiết kế rộng rãi và có sự kết nối với nhau, đảm bảo có đủ không gian cho các hoạt động nấu nướng và vận chuyển.
  • Luồng di chuyển: Lưu ý đến luồng di chuyển của nhân viên trong bếp để đảm bảo không gian được sử dụng tối ưu, hạn chế sự cản trở hoặc làm gián đoạn công việc.
  • An toàn vệ sinh thực phẩm: Các khu vực công năng phải được phân chia rõ ràng để đảm bảo không có sự lẫn lộn giữa thực phẩm sống và chín, đồng thời đảm bảo vệ sinh và hạn chế nguy cơ ô nhiễm.
  • Trang thiết bị tiện nghi: Lựa chọn các thiết bị bếp phù hợp với yêu cầu công việc và quy mô nhà hàng. Các thiết bị phải dễ dàng sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.
  • Linh hoạt và khả năng mở rộng: Mặt bằng bếp cần có tính linh hoạt, dễ dàng thay đổi và mở rộng khi nhà hàng phát triển, giúp tối ưu hóa không gian mà không cần thiết kế lại từ đầu.

Khi thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng, những yếu tố này phải được kết hợp một cách hài hòa để đảm bảo hiệu quả công việc, an toàn vệ sinh thực phẩm, và đáp ứng nhu cầu vận hành của nhà hàng.

Các kiểu bố trí mặt bằng bếp nhà hàng phổ biến

Dưới đây là 7 kiểu bố trí mặt bằng bếp nhà hàng:

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu đa năng

Đây là một kiểu bố trí bếp linh hoạt, nơi các khu vực công năng có thể thay đổi và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng thời điểm hoặc thực đơn. Các khu vực như khu sơ chế, khu nấu nướng, khu bảo quản thực phẩm, và khu rửa có thể được thiết kế sao cho có thể sử dụng chung hoặc chuyển đổi công năng dễ dàng.

Các thiết bị nấu nướng, sơ chế hoặc bảo quản có thể tích hợp nhiều chức năng trong một thiết bị duy nhất để tiết kiệm không gian và chi phí. Thiết kế bếp đa năng thường ưu tiên không gian mở và thông thoáng, giúp dễ dàng điều chỉnh và thay đổi công năng của các khu vực. 

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu đa năng
Thiết kế mặt bằng bếp kiểu đa năng

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu một chiều

Bếp kiểu một chiều là cách bố trí các khu vực công năng của bếp theo trình tự, từ khi nguyên liệu được tiếp nhận cho đến khi món ăn hoàn thành và được phục vụ. Cụ thể:

Nguyên liệu thực phẩm đầu tiên được đưa vào Khu tiếp nhận (1) để phân loại, sau đó chuyển vào Khu lưu trữ, bảo quản (2). Khi có nhu cầu chế biến, nguyên liệu được lấy ra và chuyển đến Khu sơ chế (3), đồng thời cũng được làm sạch tại Khu rửa (4). Thực phẩm đã sơ chế sẽ tiếp tục được đưa vào Khu bếp nấu (5) để chế biến. Sau khi hoàn thành, món ăn được chuyển đến Khu ra món và phục vụ (6), nơi món ăn được trau chuốt và chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ thực khách.

Sau khi phục vụ, các loại bát đĩa, xoong nồi, dụng cụ nấu nướng sẽ được chuyển đến Khu rửa dọn (4) để làm sạch và tiếp tục cho chu trình tiếp theo.

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu một chiều
Thiết kế mặt bằng bếp kiểu một chiều

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu phân tách

Theo thiết kế kiểu phân khu, bếp nhà hàng được chia thành 6 khu vực công năng riêng biệt, mỗi khu vực được phân chia dựa trên chức năng cụ thể của nó: Khu tiếp nhận (1), Khu kho, bảo quản (2), Khu sơ chế (3), Khu rửa dọn (4), Khu bếp nấu nướng (5), và Khu ra món, phục vụ (6).

Việc phân chia rõ ràng các khu vực công năng sẽ giúp dễ dàng quản lý và giám sát từng khu vực, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất phục vụ của toàn bộ khu bếp.

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu phân tách khu vực
Thiết kế mặt bằng bếp kiểu phân tách khu vực

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu ốc đảo

Thiết kế bếp nhà hàng kiểu ốc đảo (Island Kitchen) là phương pháp bố trí bếp trong đó một khu vực công năng, thường là Khu bếp nấu (5), được đặt ở trung tâm (gọi là “đảo”). Các khu vực công năng còn lại, bao gồm Khu tiếp nhận (1), Khu kho, bảo quản (2), Khu sơ chế (3), Khu rửa dọn (4), và Khu phục vụ (6), sẽ được sắp xếp xung quanh “đảo”. Thiết kế này tạo ra sự kết nối chặt chẽ và thuận tiện, giúp các nhân viên có thể phối hợp nhanh chóng giữa khu vực bếp trung tâm và các khu vực công năng phụ.

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu ốc đảo
Thiết kế mặt bằng bếp kiểu ốc đảo

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu mở

Thiết kế bếp mở (Open Kitchen) trong nhà hàng là phương pháp bố trí không gian bếp ngay gần khu vực ăn uống, không có vách ngăn tách biệt.

Việc nhân viên phục vụ bếp có thể nhìn thấy khách hàng sẽ tạo cảm giác được trân trọng, từ đó giúp họ cảm thấy hài lòng hơn với công việc và sẵn sàng nỗ lực hơn. Ngược lại, khách hàng khi nhìn thấy quá trình chế biến món ăn sẽ cảm thấy món ăn hấp dẫn và ngon miệng hơn, đồng thời tạo cảm giác hài lòng về trải nghiệm ẩm thực.

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu mở
Thiết kế mặt bằng bếp kiểu mở

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu chữ L

Thiết kế bếp nhà hàng kiểu chữ L (L-Shaped Kitchen) là phương pháp bố trí không gian bếp, trong đó các khu vực công năng được sắp xếp dọc theo hai bức tường liền kề, tạo thành hình chữ L. Một phần của chữ L thường được sử dụng cho khu vực nấu nướng, trong khi phần còn lại dành cho khu vực chuẩn bị và lưu trữ.

Thiết kế này giúp tối ưu hóa không gian góc, giảm khoảng cách di chuyển giữa các khu vực. Ngoài ra, kiểu bố trí này phù hợp với nhiều kích thước và hình dạng không gian bếp, dễ dàng điều chỉnh và mở rộng các khu vực công năng. 

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu chữ L
Thiết kế mặt bằng bếp kiểu chữ L

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu chữ U

Bố trí bếp hình chữ U mang lại sự linh hoạt về cả chiều dài lẫn chiều sâu để sắp xếp các thiết bị bếp. Nếu không gian cho phép, có thể thêm quầy đảo trung tâm, tương tự như thiết kế bếp kiểu ốc đảo, để tạo thêm diện tích làm việc. Kiểu thiết kế này thường được áp dụng ở các nhà hàng và khách sạn tầm trung hoặc nhỏ, nơi diện tích khu bếp có giới hạn.

Thiết kế mặt bằng bếp kiểu chữ U
Thiết kế mặt bằng bếp kiểu chữ U

Những sai lầm khi thiết kế mặt bằng bếp

Một số sai lầm khi thiết mặt bằng bếp:

  • Bố trí khu vực không hợp lý: Không phân chia các khu vực công năng rõ ràng khiến quá trình làm việc không hiệu quả và mất thời gian di chuyển.
  • Không tận dụng không gian: Lãng phí diện tích bếp khiến không gian chật chội và khó di chuyển.
  • Thiếu linh hoạt: Thiết kế cứng nhắc, không thể mở rộng hay thay đổi khi cần.
  • Bố trí thiết bị sai vị trí: Các thiết bị bếp không được đặt hợp lý gây khó khăn trong quá trình nấu nướng.
  • Vệ sinh và an toàn kém: Không phân chia rõ ràng các khu vực vệ sinh, dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Thiếu thông gió: Không có hệ thống thông gió hoặc thiết kế không hiệu quả gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên.
  • Lắp đặt thiết bị không phù hợp: Thiết bị quá lớn hoặc quá nhỏ so với nhu cầu sử dụng gây lãng phí và không hiệu quả.
  • Vệ sinh không được chú trọng: Không chú ý đến các yếu tố vệ sinh dễ dàng làm sạch trong suốt quá trình thiết kế.

Một thiết kế bếp hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quả công việc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Việc thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng hợp lý và khoa học là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả công việc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Một mặt bằng bếp được tổ chức tốt không chỉ giúp tối ưu hóa không gian mà còn giảm thiểu thời gian di chuyển, tăng cường sự phối hợp giữa các khu vực và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Vạn An Group là đơn vị chuyên đi thiết kế thi công khách sạn chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng tư vấn những bản thiết kế khách sạn tuyệt đẹp thông qua hotline 0968 675 102 – 0985 385 102.

ThS. KTS. Phương Hữu Thơ
Phó Tổng Giám Đốc at Vạn An Group | 0968 675 102 | Website

Kinh nghiệm: 13 năm
ThS. KTS Phương Hữu Thơ là một kiến trúc sư được tôi luyện qua nhiều dự án lớn về thiết kế thi công khách sạn. Hiện tại anh là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc của Vạn An Group. Tận tâm, nhiệt huyết, uy tín và tài năng là những giá trị anh lan toả đến với Cán bộ công nhân viên cũng như khách hàng.